09/08/2023
Từ thời La Mã cổ đại chiếm đóng
vùng Tây Âu, gạch ốp lát đã xuất hiện và trải qua một hành trình dài với nhiều
thăng trầm lịch sử. Cho đến nay, các sản phẩm gạch đã và đang phát triển đa dạng
về chủng loại, mẫu mã, kích thước… được sử dụng rộng rãi góp phần làm nổi bật
các thiết kế từ nội thất đến ngoại thất các công trình. Thông thường, khi phân
loại gạch theo chất liệu, có 3 loại gạch thường được sử dụng là: Ceramic,
Porcelain và Granite.
Gạch Ceramic (gạch men) là dòng sản
phẩm phổ biến hiện nay. Gạch được làm từ các nguyên liệu pha trộn theo tỉ lệ:
70% đất sét, 30% bột đá (tràng thạch). Trải qua qua trình pha trộn, ép, tạo
hình viên gạch; gạch được sấy khô, tráng men sau đó được nung ở nhiệt độ cao. Gạch
ceramic có thành phần chính là đất sét, nên dễ nhận thấy phần xương gạch mỏng
có màu đỏ, lớp men phủ bề mặt dày (men bóng, men mờ, men nhám…)
Gạch men là loại phổ biến lâu đời, được sử dụng rộng rãi để ốp tường và lát sàn nhà do giá thành rất phải chăng, đa dạng kiểu dáng, màu sắc, kích thước... Đây còn là một sự lựa chọn tuyệt vời cho việc trang trí, nổi bật tính thẩm mĩ cho mọi không gian sống khác nhau từ bình dân đến cao cấp. Chính vì đây là dòng sản phẩm đề cao tính nghệ thuật, nên các tiêu chí về độ chống trơn trượt, độ mài mòn cũng không quá khắt khe so với các sản phẩm gạch lát nền chuyên dụng khác.
Gạch porcelain hay còn gọi là ‘gạch
sứ’ hay ‘gạch xương sứ’ xuất hiện lần đầu tiên vào những năm 70 tại vùng
Sasuolo, nước Ý. Khi quan sát, ta dễ dàng nhận thấy bề mặt gạch phủ một lớp men
sứ mỏng, lớp men này có thể là men bóng hoặc men matt (mờ). Phần xương gạch
(thân gạch) dày, không phải màu đỏ như gạch ceramic, thường có màu màu trắng do
thành phần chính là bột đá.
Gạch được tạo nên từ sự kết hợp của
70% bột đá (tràng thạch), 30% đất sét cao lanh tinh chế và phụ gia. Trải qua
quá trình nghiền mịn các cốt liệu, bột được pha màu và sấy, cuối cùng được tạo
hình trên máy ép, sau đó nung trong lò với nhiệt độ từ 1200 °C
- 1220°C.
Độ đặc của gạch được hình thành
trong quá trình sản xuất những hạt nguyên liệu silicat nghiền nhỏ tới kích thước
phân tử nanomet. Chính vì vậy mà khung xương chắc chắn, khi cầm cảm giác chắc
tay và nặng hơn nhiều so với gạch ceramic. Độ hút nước thấp (0-0,5%) giúp cho gạch
xương sứ có khả năng chống được rong rêu, nấm mốc, kể cả trong môi trường nhiệt
độ thay đổi, tồn tại hóa chất tẩy rửa…
Không ít khách hàng vẫn hiểu sai rằng
gạch granite chính là đá granite (đá hoa cương). Trên thực tế, gạch granite còn
gọi là “gạch đồng chất” bởi khi quan sát ta có thể thấy sự đồng chất từ xương gạch
đến bề mặt gạch, hay còn có tên gọi khác là “gạch thạch anh” bởi 70% thành phần
cấu tạo từ bột đá.
Gạch granite được xem là một dạng
đá nhân tạo, cấu tạo từ 70% bột đá, 30% đất sét và một số chất phụ gia khác. Trải
qua khâu nghiền mịn các cốt liệu nêu trên, thành phẩm được pha màu, sau đó sấy
và ép để tạo hình viên gạch. Gạch sau đó được sấy khô, tráng men và được nung ở
nhiệt độ 1200-1250°C. Chính vì được nung ở nhiệt độ cao nên gạch granite đạt được
độ cứng tuyệt vời, khả năng chịu lực rất tốt, độ hút nước rất thấp nhất (thường
< 0,5%).
Đa số các sản phẩm gạch Granite đạt được độ bóng bề mặt do kỹ thuật mài bóng (không tráng men bề mặt). Chính nhờ vào đặc điểm này mà gạch có vân đá tự nhiên, tăng khả năng chống trầy xước hiệu quả. Tuy nhiên, vì là gạch đồng chất, nên màu sắc, họa tiết hoa văn trên mặt bề gạch Granite có phần hạn chế hơn so với các loại gạch khác. Bắt kịp với xu hướng thẩm mỹ hiện nay, một số dòng gạch granite còn được tráng lớp men bóng trên bề mặt, đa dạng các họa tiết đường vân hơn.
__________________________________________________________________________________________
Hy vọng rằng qua những phân tích tổng
hợp trên về 3 chất liệu gạch phổ biến trên thị trường hiện nay, Gạch Lót Nền đã
mang lại những kiến thức hữu ích, từ đó giúp quý khách hàng phân biệt các sản
phẩm gạch đơn giản hơn. Liên hệ hotline Gạch Lót Nền: 07 7300 7300 để được tư vấn
thêm các loại gạch phù hợp cho không gian gia đình của bạn.